Cấp xã là một đơn vị hành chính nhà nước cấp thấp nhất ở địa phương, bao gồm các tên gọi là xã, phường hoặc thị trấn. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước thuộc nhánh quyền lực hành pháp tại địa phương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trụ sở làm việc của xã An Phú, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Ngày 01/12/2024, Hội đồng nhân dân xã An Phú khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức phiên họp thứ Nhất để bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, ủy viên Ủy ban nhân dân xã. Ngay sau khi kiện toàn, Đảng ủy - HĐND - UBND xã đã họp và phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Chủ tịch UBND xã:
+ Ông Dương Văn An – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã.
- Phó Chủ tịch UBND xã:
+ Ông Phạm Xuân Vinh – ĐUV, Phó Chủ tịch UBND xã.
- Ủy viên UBND xã:
+ Ông Nguyễn Văn Hướng – ĐUV, Chỉ huy trưởng Quân sự xã.
+ Bà Mạc Thị Chi – ĐUV, Trưởng Công an xã.
- Công chức cấp xã:
* Công chức Văn phòng, Thống kê. SL: 03.
1. Bà Trần Thị Thùy: Phụ trách giải quyết TTHC tại bộ phận 1 cửa.
2. Bà Nguyễn Thị Thái: Phụ trách văn thư, thống kê.
3. Bà Vũ Thị Thắm: Phụ trách công tác Nội vụ, công tác Đảng.
* Công chức Tư pháp, Hộ tịch. SL: 03.
1. Ông Trần Ngọc Quang: Phụ trách giải quyết TTHC tại bộ phận 1 cửa.
2. Bà Khúc Thị Trang: Phụ trách giải quyết TTHC tại bộ phận 1 cửa.
3. Ông Nguyễn Văn Hòa: Phụ trách giải quyết TTHC tại bộ phận 1 cửa.
* Công chức Địa chính, Xây dựng, Nông nghiệp, Môi trường. SL: 03.
1. Ông Đinh Văn Tuyền: Phụ trách công tác Địa chính, Xây dựng, Môi trường khu vực An Lâm.
2. Ông Nguyễn Văn Nam: Phụ trách công tác Địa chính, XD, Nông nghiệp, Môi trường khu vực Phú Điền.
3. Ông Nguyễn Khắc Huyên: Phụ trách công tác Xây dựng, Nông nghiệp khu vực An Lâm.
* Công chức Văn hóa - Xã hội. SL: 03.
1. Ông Phạm Đức Phương: Phụ trách lĩnh vực Văn hóa, Thông tin.
2. Bà Vũ Thị Hằng: Phụ trách lĩnh vực Lao động, TBXH khu vực An Lâm.
3. Bà Nguyễn Thị Tuyết: Phụ trách lĩnh vực Lao động, TBXH khu vực Phú Điền.
+ Bà Nguyễn Thị Tuyết - Công chức Văn hóa, Xã hội.
* Công chức Kế toán, Ngân sách. SL: 02.
1. Ông Nguyễn Quang Thứ: Phụ trách lĩnh vực Kế toán, ngân sách xã.
2. Bà Đoàn Thị Kim Tuyến: Phụ trách lĩnh vực Kế toán, ngân sách xã.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA UBND CẤP XÃ
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019.
Hiện nay, việc phân cấp hành chính ở nước ta bao gồm hai cấp là Trung ương và Địa phương. Trong đó ở Địa phương được chia thành 3 cấp là cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã có mối quan hệ trực thuộc từ trên xuống dưới. Mỗi cấp đều có hai cơ quan đại diện nhà nước chính là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Mỗi cơ quan lại được quy định một cách cụ thể và rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ riêng, đảm bảo thực hiện có hiệu quả chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
1. Cơ cấu của UBND cấp xã
- Cơ cấu của Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm khoảng từ 3 đến 5 thành viên. Trong đó, đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, một hoặc hai Phó Chủ tịch và các ủy viên (các ủy viên này thường là Trưởng Công an xã và chỉ huy trưởng Quân sự).
- Ủy ban nhân dân cấp xã còn có bộ máy các chức danh giúp việc bao gồm: Văn phòng, Văn hóa – Xã hội, Địa chính, Tư pháp – Hộ tịch, Quân sự, Kế toán, Công an.
- Ủy ban nhân dân xã hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò của tập thể. Bên cạnh đó cũng đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của ủy ban nhân dân xã. Mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm về từng chức năng và nhiệm vụ mà mình được giao.
2. Chức năng của UBND cấp xã
Chức năng chính của Ủy ban nhân dân cấp xã đó là quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và theo sự phân công chỉ đạo thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Qua đó, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần trong sáng, vững mạnh cho người dân. Bao gồm:
- Tổ chức và hướng dẫn cho nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện tốt các chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn và phát triển kinh tế địa phương, nắm bắt rõ các tâm tư, nguyện vọng của người dân để nhanh chóng giải quyết hoặc phản ánh lên cấp trên.
- Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước tại các cơ quan, tổ chức ở Địa phương
- Tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch về kinh tế xã hội và kế hoạch ngân sách xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hằng năm. Xây dựng dự toán ngân sách năm sau trình UBND huyện phê duyệt.
3. Nhiệm vụ của UBND cấp xã
- Xây dựng, trình HĐND xã quyết định một số nội dung thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã như:
+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
+ Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
Và tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND xã.
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương trên cơ sở số ngân sách đã được phê duyệt.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho UBND xã./.