Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Phú Điền - Huyện Nam Sách

23/4/2023  |  English  |  中文

Giới thiệu tổng quan - Xã Phú Điền

​​1. Về vị trí địa lý.

Từ thành phố Hải Dương (trung tâm Hành chính tỉnh Hải Dương) theo Quốc lộ 5A hướng Hà Nội-Hải Phòng đến Ngã Ba Hàng khoảng 5,0km, qua cầu vượt (nút giao Lập Thể) theo hướng Nam Sách-Chí Linh khoảng 3,0km rẽ trái theo Quốc lộ 37 qua xã Đồng Lạc (huyện Nam Sách) khoảng 3,0km đến cầu Lang khê (địa phận xã An Lâm) rẽ phải theo đường 5B qua xã An Lâm khoảng 3,0km là tới địa phận xã Phú Điền. Toàn tuyến đường được trải nhựa apphan và bê tông rộng rãi phù hợp với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ.​

Ban do ve tinh.jpg

Phú Điền là một xã thuần nông, nằm ở phía đông huyện Nam Sách, phía Đông giáp xã Cộng Hoà, phía Tây giáp xã An Lâm, phía Nam giáp phường Ái Quốc, Thành phố Hải Dương và xã Đồng Lạc, phía Bắc giáp xã An Bình. Xã nằm cách trung tâm huyện Nam Sách khoảng 3,0 km, có đường huyện lộ 5B chạy qua, giao thông còn khó khăn, ngành nghề chính của nhân dân là sản xuất nông nghiệp.

z5031274629983_8b165e31542357cd5c078c5d7ac6cf0b.jpg

Diện tích tự nhiên của xã là 414,90 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 265,40 ha, đất phi nông nghiệp là 149,5 ha. Tổng dân số là 4.811 người với 1.563 hộ được phân bố theo 5 thôn, gồm: Lâm Xá, Phong Kim, Phú Văn, Kim Bảng, Lâm Xuyên (trước sáp nhập 1/6/2019 xã Phú Điền có 7 thôn, gồm : Lâm Xá, Kim Khê, Phong Trạch, Lý Văn, Phú Xuyên, Kim Bảng, Lâm Xuyên, từ ngày 1/6/2019 thực hiện tiến hành sáp nhập, thôn Kim Khê sáp nhập với thôn Phong Trạch lấy tên mới là Phong Kim, thôn Lý Văn sáp nhập với thôn Phú Xuyên lấy tên mới là Phú Văn).

map Phu Dien.jpg

Đảng bộ Phú Điền hiện có 10 Chi bộ, trong đó có 05 chi bộ nông thôn, 02 Chi bộ trường học, 01 Chi bộ Trạm y tế, 01 chi bộ Công an và 01 Chi bộ DQTT với tổng số 260 đảng viên.

Khuon vien Hoi truong UBND xa.jpg 

2. Đặc điểm lịch sử, văn hóa.

Phú Điền là vùng đất địa linh nhân kiệt của huyện Nam Sách nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung. Qua các di chỉ khảo cổ các nhà khoa học đã xác nhận nơi đây là một trong những cái nôi của văn hóa lúa nước và văn minh sông Hồng. Nơi đây vẫn còn lại đặc trưng của miền quê đồng bằng Bắc bộ với các đặc trưng như: cây đa, giếng nước, sân đình mà hiện vẫn được giữ lại tại tất cả các làng trong xã. Được bao quanh bởi các dòng sông nhỏ và hai nhánh sông vuông góc với nhau trong lòng xã, chia xã ra làm 4 khu vực. Những con sông này gắn liền với ký ức tuổi thơ của bao thế hệ trong xã.

1. NTM nang cao.jpg

Trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, nhân dân và những người con trong xã đã hiến sức người, sức của góp công vào thành công vĩ đại trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của cả nước. Đã có rất nhiều người trong xã nằm lại tại các chiến trường trong cuộc chinh chiến thần thánh của cả dân tộc. Xã có 14 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 01 Anh hùng LLVT, hàng trăm liệt sĩ, hàng trăm thương binh, bệnh binh và người có công với Cách mạng. Sau chiến tranh, với tinh thần xây dựng lại cuộc sống, xây dựng lại đất nước. Những người con của xã lại bắt tay vào tham gia sản xuất, làm kinh tế không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn làm giàu trên mảnh đất quê hương, đất nước mình.

z5031274633930_8f3834c03328e0a95b8e0f069f7eba47.jpg

Phú Điền về đích Nông thôn mới từ năm 2016, về đích Nông thôn mới nâng cao năm 2020 và đang hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí phấn đầu về đích nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Thôn Kim Bảng (xã Phú Điền) được công nhận là Làng văn hóa từ năm 1996, đây là Làng văn hóa đầu tiên của huyện Nam Sách, vinh dự được 2 lần đó​​​​​​​n cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về thăm. Đến năm 2008, 7/7 thôn được công nhận Làng văn hóa; hàng năm các thôn đều giữ vững danh hiệu làng văn hoá, trên 93% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Hàng năm Trạm y tế và các trường giữ vững các tiêu chí đạt chuẩn quốc gia; công tác quốc phòng an ninh luôn ổn định và tăng cường. Công tác xây dựng đảng, chính quyền, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể từ xã đến thôn được quan tâm và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.